Năm 2023, tập đoàn có doanh thu đạt hơn 500 triệu USD với sự hiện diện thương mại tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tại Việt Nam, tập đoàn đã ký thỏa thuận hợp tác xuất khẩu các sản phẩm lốp ô tô sang thị trường Brazil với công ty con của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam. Thoả thuận có tổng giá trị 120 triệu USD, với mục tiêu tăng sản lượng xuất khẩu vào thị trường Mỹ và Brazil từ 70 triệu USD lên 150 triệu USD/năm trong thời gian tới.
Ông Roger Zen đánh giá cao tiềm năng hợp tác với Việt Nam trên cơ sở quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước, nền tảng văn hóa tương đồng, nền kinh tế có thế mạnh bổ trợ cho nhau.
Tập đoàn mong tiếp tục mua thêm hàng hóa từ Việt Nam và bán thêm hàng hóa vào Việt Nam, đưa kim ngạch thương mại giữa tập đoàn với Việt Nam tăng trưởng 15-20% mỗi năm, mang lại lợi ích, tương lai tốt đẹp hơn tới những người nông dân và gia đình của họ.
Hoan nghênh các ý tưởng, kế hoạch hợp tác của Oceanside One Trading, Thủ tướng mong muốn Tập đoàn góp ý với phía Việt Nam trong xây dựng, hoàn thiện thể chế, phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả với tình hình.
Thủ tướng cũng đề nghị Tập đoàn tiếp tục đẩy mạnh hợp tác thương mại và nghiên cứu đầu tư, đưa ngày càng nhiều các sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam tiếp cận người tiêu dùng toàn cầu và đưa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Hai bên cùng phát huy các thế mạnh bổ sung cho nhau như Brazil đất rộng người thưa, Việt Nam đất hẹp người đông, khai thác hiệu quả thị trường hơn 200 triệu dân của Brazil và hơn 100 triệu dân của Việt Nam.
Thủ tướng cho biết, Việt Nam có thị trường tiêu dùng tiềm năng với dân số hơn 100 triệu dân và tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng, đã ký kết 17 FTA với hơn 60 nền kinh tế hàng đầu thế giới, có vị trí địa lý gần các thị trường lớn như Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc
Người Chính phủ Việt Nam đề nghị hai tập đoàn JBS và Oceanside One Trading ủng hộ việc thúc đẩy đàm phán hiệp định thương mại tự do thế hệ mới giữa Việt Nam với Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) và với Brazil, cũng như các hiệp định bảo hộ đầu tư.
Thủ tướng cũng cho biết, để khắc phục khoảng cách địa lý giữa hai nước, Việt Nam đang phát triển mạnh đội tàu biển, xây dựng các cảng trung chuyển lớn để giảm chi phí vận tải, logistich...
Lựa chọn Việt Nam là địa bàn chiến lược
Tại cuộc tiếp ông Celso Nunes, Giám đốc Đổi mới sáng tạo Tập đoàn Alterosa, Thủ tướng đề nghị Alterosa mở rộng hợp tác với Việt Nam, nhất là trong công nghệ giải pháp xác thực bảo mật số và thẻ thông minh.
Qua đó góp phần xây dựng hạ tầng số, thúc đẩy kinh tế số, xây dựng xã hội số, Chính phủ số, công dân số, phát triển các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, Internet vạn vật, hợp tác với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia của Việt Nam, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển trung tâm tài chính…
Cùng ngày, Thủ tướng tiếp ông Marcio Rodrigues, Giám đốc điều hành JBS (tập đoàn mẹ của SEARA) - nhà sản xuất và chế biến các thực phẩm từ thịt động vật lớn nhất thế giới) với doanh thu tập đoàn đạt 8,3 tỷ USD với hơn 65.000 lao động trên toàn cầu.
Ông Marcio Rodrigues đánh giá cao cơ hội hợp tác đầu tư kinh doanh với Việt Nam bất chấp khoảng cách địa lý giữa hai nước.
Cho biết JBS đã hợp tác, đầu tư với nhiều đối tác Việt Nam, ông Marcio Rodrigues muốn lựa chọn Việt Nam là địa bàn chiến lược để phục vụ cho khu vực châu Á, nhất là trong lĩnh vực giết mổ gia súc, gia cầm, an ninh lương thực, công nghiệp sữa, thuộc da…
Bày tỏ mong muốn JBS có mặt nhiều hơn, sâu hơn, rộng hơn tại Việt Nam trong những năm tới, Thủ tướng đề nghị lãnh đạo tập đoàn sớm tới Việt Nam để tìm hiểu thêm về các cơ hội hợp tác, tăng cường hợp tác mở rộng chuỗi cung ứng, đưa các nông sản rất phong phú của Việt Nam tới Brazil và thị trường toàn cầu.
Đồng thời JBS có thể đầu tư các nhà máy tại Việt Nam trong các lĩnh vực thuộc da, sản xuất, chế biến, xuất khẩu thịt gia súc, gia cầm.
Chính phủ Việt Nam đang tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính và cam kết luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi, phù hợp với quy định của pháp luật để các tập đoàn, nhà đầu tư Brazil đầu tư kinh doanh hiệu quả và bền vững, trong đó có chính sách visa phù hợp.
Trong phương án phân bổ vốn dự phòng giai đoạn 2021-2025 và vốn tăng thu ngân sách năm 2022, tổng cộng khoảng trên 50 nghìn tỷ, cả 2 lĩnh vực giáo dục, y tế không đều không có tên.
“Với mức phân bổ vốn đầu tư phát triển cho y tế, giáo dục thấp như thế thì các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và các trường đại học trực thuộc Bộ GD&ĐT làm sao có vốn đầu tư phát triển”, ông Cường nói.
Ông Cường dẫn chứng, nhân chuyến đi họp ở Việt Trì mới đây, khi đến thăm Bệnh Viện Đa Khoa và Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vốn là 2 bệnh viện đã thực hiện cơ chế tự chủ, ông bất ngờ về sự hiện đại nơi đây.
“Đến cổng, tôi thực sự ngạc nhiên, không tin đấy là bệnh viện vì đẹp như khách sạn 5 sao. Các khu vực đón tiếp, khám, điều trị và phòng bệnh nội trú, khu dịch vụ, khu vui chơi của trẻ em... đều y như bệnh viện quốc tế”, ông Cường kể.
Tuy nhiên, ông cho biết, điều trăn trở của lãnh đạo bệnh viện là làm thế nào để trả lãi 11% vốn vay xây dựng cơ sở vật chất hiện đại đó.
Nếu chỉ tính khấu hao để tái đầu tư, bù đắp chi thường xuyên theo đúng tinh thần tự chủ chi đầu tư và chi thường xuyên, bệnh viện rất yên tâm thực hiện, giá dịch vụ y tế sẽ ở mức vừa phải.
“Nhưng nếu phải cộng thêm vào đó chi phí lãi suất vốn vay 11% nữa, giá dịch vụ y tế sẽ đội lên rất cao. Điều vô lý là người bệnh đáng ra chỉ phải trả cho chi phí dịch vụ khám chữa bệnh, bây giờ lại phải trả thêm một khoản nữa là lãi vay ngân hàng”, ông Cường phân tích.
Người bệnh và người học phải gánh chịu cả lãi suất ngân hàng
Theo ông Cường, đây là lý do vì sao các bệnh viện lớn ở trung ương như Bạch Mai, Việt Đức, không dám nhận thực hiện tự chủ. Thà cứ để cho người bệnh nằm giường ghép, nằm trên cáng dưới nền nhà, còn hơn là phải đi vay vốn đầu tư để rồi trong chi phí người bệnh phải trả cộng thêm cả lãi ngân hàng. Đại biểu cho rằng, điều tương tự như thế cũng xảy ra đối với các trường đại học tự chủ.
“Nếu cứ để cho các bệnh viện, trường đại học tự chủ, không phải chỉ tính khấu hao để tái đầu tư và bù đắp chi thường xuyên, mà phải tự lo, tự xoay bằng tự đi vay vốn, tự lo trả lãi và trả vốn, hậu quả người bệnh, người học phải gánh chịu chi phí dịch vụ cao”, ông Cường cảnh báo.
Từ đó, đại biểu đề nghị cần cân nhắc lại việc phân bổ vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cho các cơ sở y tế, giáo dục, ít nhất phải đủ đầu tư xây dựng và trang bị cơ sở vật chất ban đầu, sau đó giao cho các trường, các bệnh viện tự chủ.
Theo đại biểu, có như thế các cơ sở y tế, giáo dục mới thực hiện tự chủ đúng nghĩa. Người bệnh, người học không phải gánh chi phí cao.
“Đầu tư lĩnh vực nào cũng quan trọng, cấp bách, song nếu chỉ cần điều chuyển bớt một phần nhỏ từ các lĩnh vực khác dành cho y tế, giáo dục thì hàng chục triệu người học, người bệnh sẽ được hưởng chất lượng dịch vụ tốt hơn, chi phí hợp lý hơn, mục tiêu phát triển toàn diện nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ là động lực phát triển bền vững”, đại biểu Hoàng Văn Cường nói.
Agribank tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn triển khai thực hiện mục tiêu đến năm 2030 hình thành 1 triệu ha vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững.
Ông Trần Phương, Phó tổng giám đốc BIDV, cho hay ngân hàng đã triển khai gói tín dụng 10.000 tỷ đồng dành cho khách hàng cá nhân phục vụ sản xuất, kinh doanh lĩnh vực xanh với lãi suất cho vay cạnh tranh (thấp hơn đến 1%/năm). Đồng thời, BIDV cũng triển khai gói tín dụng 3.500 tỷ đồng để cho vay mua ô tô điện.
Tháng 10/2023, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may trong quá trình chuyển dịch xanh, BIDV triển khai gói tín dụng xanh 4.200 tỷ đồng với các ưu đãi hấp dẫn về lãi suất, chính sách tài sản đảm bảo và tỷ giá. Hiện toàn bộ dư nợ phát sinh đều là tài trợ cho các doanh nghiệp dệt may đạt các tiêu chuẩn/chứng chỉ bền vững quốc tế.
Tính đến ngày 30/11/2023, BIDV đã tài trợ cho trên 1.500 khách hàng với 1.900 dự án/phương án tín dụng xanh. Tổng dư nợ đạt trên 73.000 tỷ đồng, chiếm gần 5% tổng dư nợ của BIDV. Trong đó, chủ yếu là lĩnh vực năng lượng sạch, năng lượng tái tạo (chiếm trên 80%), tiếp đến là lĩnh vực bảo vệ môi trường thiên nhiên, khôi phục môi trường sinh thái và phòng chống thiên tai (chiếm khoảng 10%)…
Tại VietinBank, lãnh đạo nhà băng này khẳng định việc thực hành phát triển bền vững, thúc đẩy tài chính bền vững, tài chính khí hậu là một trọng tâm trong hoạt động và đã phát triển các sản phẩm đặc thù.
Sau COP28, VietinBank ra mắt gói tài chính xanh dành cho các dự án mang lại lợi ích về môi trường và xã hội. Từ ngày 5/1-31/12, VietinBank dành 5.000 tỷ đồng với lãi suất chỉ từ 5,8%/năm để cung cấp nguồn vốn ưu đãi cho các phương án, dự án mang lại lợi ích về môi trường và xã hội thuộc các lĩnh vực như: năng lượng xanh, xuất khẩu xanh (dệt may, vải, da giày, cà phê, gạo, gỗ, thủy sản), công trình xanh…
Tương tự, Vietcombank tích cực thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh. Trong giai đoạn 2018-2021, tổng dư nợ tín dụng xanh của Vietcombank tăng mạnh qua các năm, từ con số hơn 7.890 tỷ đồng năm 2018 lên đến gần 18.400 tỷ đồng đến hết năm 2021.
Ngày 29/3/2023, Vietcombank và Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) đã ký kết hợp đồng tài trợ vốn 300 triệu USD để hỗ trợ dự án năng lượng tái tạo. Khoản vay sẽ hỗ trợ cho các dự án năng lượng xanh và bảo vệ môi trường tại Việt Nam.
Đến ngày 30/9/2023, dư nợ cấp tín dụng xanh trên toàn hệ thống đạt gần 564 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 4,4% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Trong số 12 lĩnh vực xanh, dư nợ tập trung chủ yếu vào các ngành năng lượng tái tạo, năng lượng sạch (chiếm gần 45%) và nông nghiệp xanh (hơn 30%). |